Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

 

“Nghe Bác gọi tên, tôi không dám tin Bác biết tên mình. Tôi lúng túng đứng lên, tà áo dài vướng vào mép bàn gỡ mãi không ra. Bác cười dí dỏm: “Cháu là nông dân, cháu mặc áo dài đi cày, nó cuốn vào cày thì cháu làm sao?”.Đó là một trong những kỷ niệm về lần gặp Bác Hồ đầu tiên của bà Nguyễn Thị Kim Dung. Tại ngôi nhà riêng ở thôn Trung Thành, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, chúng tôi được nghe những kỷ niệm sâu sắc về quãng đời hoạt động cách mạng của bà. Đặc biệt là niềm tự hào và hạnh phúc hai lần được gặp Bác Hồ.

 

Toi khong dam tin1
Bà Dung bên bức ảnh chụp cùng Bác.

Sinh năm 1938 ở xã Hải Tây (Hải Hậu - Nam Định), năm 1962, với nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất cũng như các phong trào Đoàn và Hội Phụ nữ của địa phương, bà được kết nạp vào Đảng.

Trong điều kiện đất nước có chiến tranh, chồng công tác xa nhà, các con còn nhỏ, song bà luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ các phong trào: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Mỗi người làm việc bằng hai”… bà đã trở thành tấm gương sáng trong sản xuất và chiến đấu với nhiều thành tích như: “Đảng viên bốn xuất sắc”, “Phụ nữ 5 tốt, 3 đảm đang”…

Năm 1964, bà được Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa III và bà đã trúng cử. Đây cũng chính là lần đầu tiên bà Dung được gặp Bác Hồ.

Người đàn bà với mái tóc đã điểm bạc, bồi hồi xúc động lật dở những kỷ vật được xem như là báu vật của dòng họ nhớ lại: “Lần đầu tiên gặp Bác, chúng tôi không hề được báo trước. Buổi tối của phiên họp Quốc hội đầu tiên, chúng tôi đang nghỉ ngơi ở khách sạn Kim Liên thì đồng chí Phan Điền - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Nam Định tới nói với tôi, chị Trà và chị Thạc “Sáng mai các đồng chí phải ăn mặc chỉnh tề để đi nhận nhiệm vụ đặc biệt”.

Nghe xong “Chỉ thị” chúng tôi nhìn nhau không biết ngày mai sẽ làm nhiệm vụ đặc biệt gì. Sáng hôm sau mới 8 giờ sáng, xe đã đến đón đưa chúng tôi đi qua Ba Đình, rồi đi vòng tới Phủ Chủ tịch và dừng lại ở cổng sau nhà sàn của Bác.

Một đồng chí cảnh vệ lại mời chúng tôi xuống xe và nói hôm nay Bác sẽ gặp mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội trẻ tuổi. Lúc này chúng tôi mới biết sẽ được gặp Bác Hồ. Lúc đó tâm trạng của mọi người rất hồi hộp và phấn chấn. Khu đặt tiệc bày sẵn với những chiếc ghế và dãy bàn được bày biện rất đẹp, bên trên là những đĩa bánh kẹo.

Toi khong dam tin2
Bức ảnh Bác chụp cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội trẻ tuổi
(Ảnh tư liệu do nhân vật cung cấp).

Toi khong dam tin3
         Thẻ đại biểu Quốc hội khóa III - kỉ vật được bà Dung giữ lại làm kỉ niệm.

Tất cả mọi người sau khi ổn định chỗ ngồi ai cũng thấp thỏm mong được nhìn thấy Bác. Vừa lúc đó, Bác xuất hiện trong bộ quần áo nâu giản dị, vẫy tay chào mọi người. Chúng tôi quây quần nghe Bác hỏi chuyện từng đại biểu.

“Đến lúc Bác gọi đến tên tôi lần thứ nhất, nhưng lúc đó tôi không nghĩ là Bác gọi đến tên mình, làm sao Bác biết đến một người nông dân như mình nên tôi không dám đứng lên, Bác gọi tới lần thứ 2 tôi vẫn không dám đứng lên, phải đến lần thứ 3 khi các anh, chị ngồi cạnh tôi bảo chị Dung, Bác gọi gì chị kìa, tôi mới dám đứng lên nhưng không may cái áo dài của tôi lại bị vướng vào mép bàn, tôi gỡ mãi không được, phải nhờ tới mấy người xung quanh gỡ giúp mới được. Bác nhìn tôi cười rồi Người hỏi: “Cháu là Kim Dung? Tôi lễ phép trả lời: “Dạ, thưa Bác vâng ạ!”. Bác lại dí dỏm nói: “Cháu là nông dân, cháu mặc áo dài đi cày nó cuốn vào cày thì cháu cày làm sao?”.

Lúc đó tất cả mọi người đều cười làm cho tôi lúng túng xấu hổ không biết trả lời như thế nào thì Bác cười đôn hậu bảo: “Thôi, Bác đùa đấy, thế chi bộ Vạn Phong và Đảng bộ Nam Phong vẫn 4 tốt chứ?”. Lúc đó tôi vừa lúng túng vội trả lời: “Thưa Bác vâng ạ!”.

Nở nụ cười mãn nguyện, bà tiếp câu chuyện: Thực sự lúc đó tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào vì được gặp Bác, được nói chuyện với Bác tôi vừa vui mừng, vừa hồi hộp. Sau một hồi nói chuyện, Bác cùng chúng tôi ra trước phủ Chủ tịch để chụp ảnh lưu niệm. Đó là lần đầu tôi được gặp Bác và cũng là lần đầu tiên tôi được Bác cầm tay và căn dặn: “Cháu phải cố gắng học tập để có đủ trình độ năng lực làm người Đảng viên tốt, người đại biểu Quốc hội tốt, nhưng Bác cũng phê bình cháu, cháu ít tuổi có nhiều con, mà nhiều con thì không tiến bộ được đâu cháu ạ. Phải sinh đẻ có kế hoạch thì mới có điều kiện học tập và công tác tiến bộ được.

Giây phút được Bác cầm tay ấy bà cảm nhận được sự ấm áp như tình cảm Cha - con và Người đã truyền cho tôi một sức mạnh làm tôi không còn run và sợ như lúc ban đầu nữa. Sau đó tôi cùng 3 người nữa được chụp ảnh riêng cùng Bác”.

“Lần thứ 2 là vào năm 1968. Khi ấy tôi được Đảng bộ tỉnh Nam Định cử đi dự Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng 4 tốt toàn miền Bắc. Sau giờ giải lao mọi người ai cũng háo hức mong được gặp Bác. Tôi đang đứng ở tiền sảnh thì đồng chí Lê Hoành - Chuyên viên Ban tổ chức chạy tới và bảo: “Bác đang hỏi cô, cô vào ngay để gặp Bác. Vừa trông thấy tôi Bác liền hỏi: “Chồng con cháu vẫn khỏe và công tác tốt chứ?. Tôi đáp lại: “Thưa Bác vẫn tốt ạ!”.

Toi khong dam tin4
           Bà Dung với những phần thưởng cao quy được trao tặng.

Bà cho chúng tôi xem một số kỉ vật, bút tích và hình ảnh trong những lần gặp Bác còn lưu giữ đến nay. Cùng với đó là những phần thưởng cao qúy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Nam Định trao tặng bà.

Chỉ vào bức tranh truyền lại từ bức ảnh bà chụp ảnh cùng Bác treo trang trọng trên tường phòng khách: “Đó là bức tranh mà ông nhà tôi đã dùng cả tháng lương để đi truyền lại. Ông nhà tôi bảo, đó là báu vật của cả dòng tộc nhà ta, nó sẽ là gương sáng cho con cháu noi theo, nếu không truyền lại sau này nó mối mọt mất mát đi thì không bao giờ còn lưu giữ lại được nữa”.

Những lời răn dạy và tấm gương đạo đức của Người đã tỏa sáng, giúp bà vượt qua bao khó khăn, gian khổ của chặng đường hoạt động cách mạng. Cho đến khi nghỉ hưu năm 1993, bà vẫn tham gia các hoạt động của địa phương như Bí thư chi bộ thôn Trung Thành, Ban Chấp hành Hội khuyến học của xã trong nhiều năm liền… Hiện nay, bà Dung đã 75 tuổi đời và 50 tuổi Đảng, tuổi đã cao, sức khỏe không tốt nên bà xin nghỉ, sống vui vầy cùng con cháu./.

Theo Trần Huệ - Đức Văn/ Báo Dân trí

Huyền Trang (st)

 

Bài viết khác: