Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Thứ bảy, 20/04/2024

Bác Hồ làm thơ châm biếm, đả kích chủ yếu nhằm vào kẻ thù, với một giọng văn sắc sảo, sâu cay...

Nhiều người biết Bác Hồ là nhà thơ lớn, nhưng lâu nay phần nhiều mới biết qua thơ trữ tình và chính luận, mà chủ yếu là qua “Nhật ký trong tù” và thơ chúc Tết, mừng Xuân; còn mảng thơ nữa, cũng khá độc đáo và tác động mạnh đến người đọc, người nghe là thơ châm biếm, đả kích thì còn ít người biết.
            Bác Hồ làm thơ châm biếm, đả kích chủ yếu nhằm vào kẻ thù, với một giọng văn sắc sảo, sâu cay. Đáng chú ý là những bài Bác viết vào những năm trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ít lâu.

Có lẽ Bác Hồ viết bài thơ châm biếm, đả kích đầu tiên bằng tiếng Việt là bài “Tặng thống chế Pê-tanh”, đề ngày 11-7-1942. Dưới ngòi bút đả kích của Bác Hồ, tên thống chế của nước Pháp bại trận hồi ấy chẳng khác gì tên bù nhìn dưới ách chiếm đóng tàn bạo của Đức quốc xã. Lên nắm quyền trong bối cảnh nước Pháp đang lâm vào: “Vận mệnh Lang-sa lúc chẳng lành”, nên Pê-tanh có là tướng tài đi chăng nữa thì cũng chỉ là: “Pê-tanh lão tướng hoá hôi tanh”. Hai chữ “hôi tanh” làm người ta nghĩ ngay đến cảnh cá nằm trên thớt, chết đến nơi rồi, còn thống chế gì nữa. Nhưng mới chỉ đọc hai câu mở đầu ấy cũng chưa thấy hết cái hèn, cái nhục của tên tướng này, mà phải đọc hai câu sau mới thấy rõ: “Cúi đầu, quỳ gối, hàng quân Đức/ Trợn mắt, nhăn mày, chửi nước Anh”. Hai câu song thất (7 chữ) với những cặp từ hai chữ đối nhau chan chát: cúi đầu/ trợn mắt; quỳ gối/ nhăn mày, đọc đến đây thấy hiện rõ tên thống chế nhu nhược, vô tích sự. Thế nên, khi nhà thơ châm biếm hạ hai câu kết: “Già mà như chú, già thêm dại/ Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh" thì thật chí lý. Sau bài “Tặng thống chế Pê-tanh” lại là một bài “tặng” nữa: “Tặng toàn quyền Đờ-cu”, một tên đô đốc hải quân vừa được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương, dưới gót giày của quân phiệt Nhật, mà ngay câu mở đầu, nhà thơ châm biếm đã không kiêng nể “ngài toàn quyền”- như cách gọi của kẻ xu nịnh thời ấy- chỉ thẳng vào mặt, gọi mà như chửi “bố thằng cu” (hay “bố thằng Đờ-cu” thì cũng thế) theo cách nói thông thường của dân ta: “Non nước Rồng Tiên rõ mịt mù/ Lợi quyền phó mặc bố thằng cu”. Sau hai câu thơ vạch mặt ngài toàn quyền: đối với dân Việt Nam thì lên mặt; còn đối với bọn Nhật thì quá nhu nhược “chỉ đội khu” (hay đội cái “khu đen”, theo cách nói dân gian thì cũng thế). Một “ngài toàn quyền” mà như thế thì: “Về Pháp, không cơm, e chết đói/Ở đây, hút máu, béo ni nu”, thì đúng là con chó con lăng xăng bên bọn phát xít Nhật để làm hại dân ta, chứ đâu còn là “ngài toàn quyền” nữa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, thơ châm biếm, đả kích của Bác là những đòn trực diện chỉ mặt, vạch tên, chứ không ví von, bóng gió gì nữa. Hãy xem nhà thơ châm biếm tài ba bắt mạch căn bệnh cho tên bại tướng Pháp ở Đông Dương năm 1952: “Tướng giặc Tátxinhi/ Tháng trước về Pari/ Rồi thì nó khai ốm/ Không biết ốm bệnh chi?”. Còn “bệnh chi?” nữa, nhà thơ khẳng định dứt khoát là “nó ốm đòn”! Rồi kể luôn những trận đòn của quân ta mà Tátxinhi phải hứng chịu: “Chiến dịch Quang Trung/ Tát thua lung tung/ Chiến dịch Đề Thám/ Tát thua mặt xám/ Trận Lý Thường Kiệt/ Tát thua tê liệt/ Chiến dịch Hoà Bình/ Tát khoe khoang rinh/ “Phen này Pháp thắng/ Thật là hiển vinh”/ Kỳ thực Tát đã/ Mất mười ba dinh” (tiểu đoàn). Đến đây thì không còn gì để bắt mạch căn bệnh tên bại tướng nữa, mà chỉ còn cách: “Tát đã ốm đòn/ Vì ta luôn thắng/ Tát phải vào hòm”. (Theo cách hiểu dân gian “hòm” là áo quan, cũng có nghĩa Tát chết đi cho rồi, chứ còn sống làm gì nữa). Thơ châm biếm, đả kích của Bác Hồ mang tính trào lộng, thâm thuý, mà thật sâu cay.

Còn đối với tên đại tướng Na-va, kẻ ngay khi đặt chân sang Đông Dương đã khoe khoang “bình định Đông Dương mười tám tháng”, thì trong bài thơ viết theo thể năm chữ phá cách, ngay từ cái tên bài Bác đã vụt cho tên tướng này một roi: “Kế hoạch Na-va đầu voi đuôi chó”. Liền đó, nhà thơ không ngần ngại lột tả sự khoác lác của Na-va khi mới đặt chân sang Việt Nam bằng cứ liệu chính xác: “Hôm 15 tháng 10/ Giặc Na-va gầm thét/ Hắn mở trận Mu-nét/Hòng đánh chiếm Nho Quan/Phái 20 tiểu đoàn/ Hòng đánh chiếm Thanh Hoá/Hắn tuyên truyền bậy bạ/ “Trận này cực kỳ to/ Không có gì gay go”. Đúng như câu thành ngữ: “Cái thùng rỗng là cái thùng kêu”, quân đội viễn chinh Pháp tuy binh hùng khí mạnh, nhưng đấy là một đội quân xâm lược, phi nghĩa, nên dẫu quân đông và được trang bị vũ khí tối tân đi chăng nữa cũng cứ phải chịu thất bại trước sức mạnh đại đoàn kết và chính nghĩa của quân dân ta: “20 ngày ròng rã/ Diệt chúng gần 4 ngàn/ Kế hoạch Na-va tan/ Thành đầu voi đuôi chó”. Đọc đến đây, ta như bật lên tiếng cười reo khoái chí, không chỉ ở thắng lợi to lớn của quân ta, mà còn ở thắng lợi trong cách chơi chữ của nhà thơ châm biếm tài ba. Bởi lâu nay, trong dân gian thường nói “đầu voi đuôi chuột”, để tạo đối trọng giữa loài đầu to với loài đuôi bé, mà có lẽ đơn thuần là ám chỉ kẻ khoác lác, nói thì nhiều, làm thì ít, “mười voi không được bát nước xáo”. Nhưng ở đây, nhà thơ lại ví đầu voi với đuôi chó thì thật là thâm thuý, sâu cay, lại mang tính trào lộng cao. Bác Hồ ví kế hoạch của Na-va như “Đầu voi đuôi chó” là cả một dụng ý làm tăng tính đả kích mạnh mẽ.

Gần như cả cuộc đời, Bác Hồ đã tung hoành cây bút của mình trên nhiều thể loại văn học, báo chí mà những gì giới thiệu ở bài viết này về thơ châm biếm, đả kích của Người chỉ là một phần trong kho tàng văn học mà nhà thơ lớn Hồ Chí Minh để lại cho cháu con hôm nay và mãi mãi mai sau.

Thơ châm biếm, đả kích của Bác Hồ có nội dung tư tưởng rõ ràng, súc tích, mang tính chiến đấu cao, chân thực, kịp thời nhưng vẫn bảo đảm tính điển hình hóa của văn học. Chất châm biếm, đả kích vừa sâu sắc trong nội dung, vừa thâm thuý trong ý tứ, câu chữ.

 

Theo CAO NĂM

Báo Hải Dương online

Huyền Trang (st)

Bài viết khác: