Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Thứ tư, 24/04/2024

 

Bac Ho lam chu hon cho dam cuoi chung toi anh
Gia đình bà Trần Thị Thái.

(DVT.vn) - Bà Trần Thị Thái , nguyên cán bộ Cục Cảnh vệ, kể về mối lương duyên với ông Lý, do Bác Hồ tác thành vào ngày đầu xuân năm 1946.

Vào năm 1946, khi nước nhà vừa giành được độc lập, dù bận trăm công, ngàn việc nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian tổ chức hôn lễ cho một nữ cán bộ cảnh vệ. Sự kiện này khiến những người trong cuộc rưng rưng nước mắt nhớ mãi…

Bà Trần Thị Thái, nguyên cán bộ Cục Cảnh vệ cho biết, bà có rất nhiều kỉ niệm trong 15 năm được làm công tác bảo vệ, phục vụ Bác Hồ. 

Sau ngày Cách mạng  Tháng Tám thành công, bà Thái được phân công về Nhà in Lao Động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ở 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Công tác ở đây được ít ngày thì cuối năm 1945, ông Trần Danh Tuyền, công tác tại Ban Bảo vệ Thành ủy Hà Nội gọi bà Thái lên trao đổi ý kiến về công việc. Sau khi hỏi thăm về gia đình, nguyện vọng, ông Tuyên đi thẳng vào vấn đề: “Tổ chức đã thống nhất và phân công đồng chí sang nhận công tác mới. Đó là bộ phận bảo vệ và phục vụ Bác Hồ”.

Khi nghe ông giao nhiệm vụ, bà Thái không tin vào tai mình, trong lòng cứ xốn xang. Là một thanh niên tham gia hoạt động cách mạng, chưa bao giờ bà nghĩ mình lại có vinh dự được bảo vệ Bác Hồ - lãnh tụ vừa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đêm ấy bà nằm thao thức, không sao ngủ được.

Đến bây giờ, nhắc lại kỉ niệm này bà Thái vẫn còn xúc động. Bà kể: “Địa điểm mà hôm sau tôi được dẫn đến là ngôi nhà cách dốc Cống Vị (Hà Nội) chừng 300 m, bên bờ sông Tô Lịch, ngược về phía chợ Bưởi. Ở đây tôi được anh Cả (tên thân mật của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Thường vụ Trung ương Đảng) hướng dẫn công việc cụ thể. Để giữ bí mật, tôi đóng vai là người con gái trong gia đình. 

Công tác được mấy ngày thì một hôm, anh Cả gọi tôi lên họp. Đang chuẩn bị vào nội dung cuộc họp thì tôi thấy một ông cụ mặc bộ quần áo ka-ki bước vào. Tôi sững người khi thấy đó chính là Bác. Bác vui vẻ cười, hỏi thăm mọi người. Vì ở đây chỉ có duy nhất tôi là nữ nên Bác hỏi chuyện tôi nhiều hơn. Bác không hài lòng vì thấy cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của tôi còn quá thiếu thốn và nói với anh Vũ Long Chuẩn (ông Vũ Kỳ, Thư ký của Bác), anh Nguyễn Văn Lý (đồng chí Hoàng Hữu Kháng, cận vệ của Bác, sau này là Cục trưởng Cục Cảnh vệ) thu xếp chỗ ăn ở cho tôi kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi xúc động quá, nghĩ mình chưa làm được gì cho Bác, mà ngược lại, Bác lại chăm lo cho tôi rất chu đáo.

Thời gian ở đây, ngoài công tác, chúng tôi được Bác cho học thêm về chính trị và một số vấn đề  khác. Bác giao cho anh Chuẩn chuẩn bị chương trình. Chúng tôi rất đoàn kết và yêu thương nhau như anh em trong một gia đình. Đặc biệt, tôi biết anh Lý đã thầm yêu mình. Tôi ngượng mà chẳng dám tâm sự với ai.

Một buổi chiều, xe đưa Bác về, anh Lý và anh Chuẩn đi cùng Bác. Lát sau, Bác cho gọi tôi lên. Tôi lo quá không hiểu có chuyện gì để Bác bận lòng. Khi lên thấy Bác tươi cười, tôi đoán ra chuyện Bác hỏi. Bác chỉ cho tôi chiếc ghế và nói: “Cô ngồi xuống đây, tự nhiên. Bữa nay Bác nói chuyện lâu đấy”.

Tôi ngần ngại, phần thì lo lắng, phần thì ngượng. Bác hỏi tôi về chuyện gia đình, công tác và học tập. Rồi Bác nhìn tôi, nhìn anh Lý cười và hỏi: “Cô Thái có người thương chưa?”. Tôi xấu hổ, lung túng, ấp a ấp úng mãi mới trả lời Bác: “Dạ, thưa Bác! Con… con… con còn ít tuổi, chưa nghĩ đến ạ”.

Nói như vậy là chưa thật đúng với lòng mình, nhưng tôi nghĩ đất nước mới giành được độc lập, điều kiện còn khó khăn, bộn bề công việc, làm sao mình có thể lập gia đình được. Lúc trong đầu tôi đang ngổn ngang suy nghĩ thì Bác hỏi tiếp: “Cô năm nay bao nhiêu tuổi?”. “Dạ, thưa Bác! Năm nay con 20 tuổi ạ”, tôi đáp. Bác cười đôn hậu: “Hai mươi tuổi mà còn ít à. Bác làm mối cho được không?”.

Tôi đỏ bừng mặt, tay cứ vân vê tà áo, trong lòng vui mà không dám nói ra. Lát sau tôi  mới dám ngẩng lên nhìn  Bác và liếc sang anh Lý. Thấy tôi như vậy Bác cười và không nói về chuyện này nữa.

Ít hôm sau, anh Cả nói với tôi: “Bác hỏi thật đấy. Bác giới thiệu cô với chú Lý, ý cô thế nào?”. Đến lúc này tôi mới thưa thật: “Được Bác và các anh tác thành cho thì còn hạnh phúc nào bằng”.

Đám cưới của chúng tôi đã được Bác cho tổ chức đúng vào ngày Tết Dương lịch năm 1946. Khách mời có anh Cả, anh Văn (tên gọi thân mật của đồng chí Võ Nguyên Giáp), anh Tô (tên gọi thân mật của đồng chí Phạm Văn Đồng), chị Thanh và một số người khác. Anh Cả còn đưa đến một chiếc bánh ga-tô và một bó hoa hồng rất đẹp mà Bác đã dặn đặt cho lễ cưới. Trước buổi liên hoan, chị Thanh nói: “Thưa Bác! Hôm nay là ngày vui của chị Thái, anh Lý và cũng là ngày vui của cả nhà ta. Xin Bác làm chủ hôn cho ạ”.

Bác Hồ nâng cốc, đọc hai câu thơ rồi nói với chúng tôi: “Lễ cưới đơn giản nhưng vui vẻ, cốt là ở tấm lòng. Sau này đất nước ta giàu mạnh, đám cưới con các chú sẽ tổ chức đàng hoàng và vui hơn”.

Chúng tôi thấy như không còn khoảng cách giữa một vị Chủ tịch nước với chiến sỹ của mình, mà như người Cha đang lo công việc cho con cháu trong nhà. Vợ chồng tôi vô cùng xúc động, tự hào về ngày vui của mình. Mùa Xuân năm 1946 ấy là mùa Xuân đầu tiên đất nước ta giành được độc lập và cũng là mùa xuân đầu tiên của vợ chồng tôi”./.

                                                                                                        TheoNguyễnĐứcQuý

                                                          (Ghi theo lời kể của bà Trần Thị Thái)

Báo Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu

Huyền Trang (st)

Bài viết khác: