Kho tư liệu
Quảng trường Ba Đình có khuôn viên rộng với nhiều ô cỏ lớn là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa Quảng trường là cột cờ Tổ quốc.
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, có biết bao Anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân và tinh thần quốc tế cao cả. Dân tộc ta, nhân dân ta và bầu bạn quốc tế đời đời ghi nhớ công lao to lớn của những người con ưu tú ấy.
III. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG
1. Giá trị lịch sử của Khu di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời tận tuỵ hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Phẩm chất và đạo đức đó mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho cán bộ và nhân dân ta soi chung. Người cũng đã từng nói với Mác-ta Rô-bát (phóng viên báo Gramma - Cu Ba): "Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi".
Khi Hồ Chủ tịch qua đời, đồng bào và chiến sĩ ta vô cùng thương tiếc Người, bạn bè quốc tế cũng chia sẻ với chúng ta niềm đau thương vô hạn.
II. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ DIỄN RA Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG
Những tư liệu và tài liệu thu thập được từ các cuộc gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những cán bộ đã từng giúp việc và phục vụ Bác tại căn cứ K9 và đặc biệt từ cuộc toạ đàm "Cán bộ, nhân viên đã từng phục vụ Bác tại Đá Chông" do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 4 năm 2006; Hội thảo khoa học "Những sự kiện Bác Hồ với Đá Chông", ngày 1 tháng 7 năm 2006 và Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Khu di tích Đá Chông", ngày 28 tháng 5 năm 2007 do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức đã có những căn cứ đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những phác thảo chính về những sự kiện lịch sử diễn ra ở Khu di tích Đá Chông như sau:
I. SỰ HÌNH THÀNH KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG
1. Một vài nét về Hà Tây và những di tích danh lam thắng cảnh tiêu biểu:
Hà Tây nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, Bắc giáp Phú Thọ, được bao bọc bởi dãy núi Tam Đảo; Nam giáp Hòa Bình, thuộc hữu ngạn sông Hồng Hà (sông Hồng), đoạn cuối khúc sông chảy qua gọi là sông Đà và một nhánh sông Tích như dải lụa thanh thiên, núi Ba Vì sừng sững, mờ xa, bờ bãi ven sông nối tiếp những cánh đồng màu mỡ lúa, khoai, ngô, mía, cây thuốc lá, mùa nào thức nấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam; là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Hà Tây cũ), cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.
Trong khi ấy, ở ngoài Quảng trường mới được mở rộng, ông Nguyễn Văn Tưởng - Chỉ huy trưởng xây dựng đang sốt ruột và lo lắng về thời gian. Ông “chạy” quanh Quảng trường gần suốt buổi, gặp hầu hết các bộ phận thi công để giải quyết khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đài hoa vĩnh cửu” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành. Đây là tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn sâu sắc của cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính dâng lên Đảng, Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Ngay hôm sau, ngày 11 tháng 5 năm 1969, sớm hơn ngày sinh của Bác mấy ngày, đúng như lời đồng chí Văn, một đoàn lớn gồm toàn các tướng lĩnh, chỉ huy, lãnh đạo thuộc đủ các quân khu, quân binh chủng đang có một cuộc họp quan trọng tại Hà Nội đã dừng lại một buổi, cùng nhau tới Nhà khách Phủ Chủ tịch để chúc thọ Bác. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Lê Văn Lương, Song Hào, Quang Đạo... cùng đến chúc mừng Bác. Trong khi đợi Bác, mọi người ngồi trò chuyện vui vẻ. Nhiều người không quên nhắc lại một số buổi lễ sinh nhật trước đây của Bác.
Hà Nội. Mùa hè năm 1969.
Đã 24 năm qua đi, gần một phần tư thế kỷ, nếu tính từ năm 1945 lịch sử.
Năm nay Bác đã 79 tuổi, sức khoẻ giảm sút nhiều. Có lẽ dấu hiệu quan trọng đầu tiên về sự sa sút sức khỏe và bệnh tật ấy là trận ốm năm 1966. Năm ấy, Bác đi thăm đồng bào Thái Bình về đã bị co thắt động mạch não, liệt nhẹ nửa người. Các bác sĩ giỏi nhất đã được tập trung hết lòng cứu chữa. Bác đã đỡ nhiều, tuy nhiên từ đó việc đi lại của Bác nhiều khi đã phải dùng một cây can nhỏ (gậy cầm tay của những người già yếu). Cũng từ đó, Bác được Bộ Chính trị liên tục hết lòng chăm nom thuốc thang. Nước bạn Trung Quốc cũng đã mời Bác sang chữa bệnh. Bản thân Bác cũng chăm luyện tập thân thể hơn với một nghị lực rất lớn.
Hà Nội đêm 01 tháng 9 năm 1945.
Đã về khuya. Vòm trời đen xanh trên cao chi chít những chòm sao nhấp nháy gần xa như mở hội. Gió lao xao, lúc như vui đùa, lúc như thầm thì trò truyện trên các vòm cây xanh ngang dọc khắp thành phố. Trong khi đó, dưới các hàng cây dường như cũng có một trời sao rực rỡ khác. Đó là những ngọn đèn vẫn còn sáng trưng trong ngôi nhà, từ những mái tranh nghèo lụp xụp ngoại ô cho tới những toà nhà, biệt thự xinh đẹp trên những đường phố lớn, nhỏ. Thật vậy, dù đã rất khuya, nhân dân Hà Nội và tất cả các vùng xung quanh vẫn còn thức để sửa soạn áo quần, cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ...và cả thức ăn cho buổi đi dự Đại lễ chưa từng có trong lịch sử vào ngày hôm sau.