Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

 Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Các khu lưu niệm, trưng bày di tích gắn liền với cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước như: Khu Di tích Pác Bó, tỉnh Cao Bằng; Khu Du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang; Di tích 48 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội; Khu Di tích Kim Liên, tỉnh Nghệ An và những di tích lịch sử ở nước ngoài có ý nghĩ chính trị, văn hóa sâu sắc, với hàng trăm ngàn đầu tài liệu, hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn, là nơi giáo dục, phát huy, khơi dậy, lan tỏa truyền thống tốt đẹp hào hùng của Đảng, của dân tộc, của nhà chính trị cộng sản tiêu biểu, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, lãnh tụ thiên tài của Đảng, nhân dân Việt Nam cho lớp lớp các thế hệ mai sau. Đặc biệt, với đội ngũ chính trị viên trong Quân đội, là người chủ trì về chính trị, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành công tác đảng, cộng tác chính trị, các di tích đó càng trở lên quan trọng. Đó còn là nơi giáo dục, bồi dưỡng phát triển phong cách lãnh đạo của chính trị viên.

Phong cách lãnh đạo của chính trị viên phản ánh phong cách lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Quân đội. Các di tích lịch sử gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung các sử liệu, tài liệu, tư liệu, hình ảnh chứa đựng tư tưởng, đạo đức, phong cách, nhất là phong cách lãnh đạo và cuộc đời giản dị, khiêm tốn, mềm mỏng, cùng hoạt động thực tiễn lãnh đạo vô cùng phong phú, sinh động của Người sẽ tác động trực quan đến xúc cảm, tình cảm của chính trị viên. Chính trị viên bên cạnh việc tự tôn, vinh dự tự hào “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta, người là tượng trưng cho tinh hoa dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”(1), thì thông qua việc tham quan, nghiên cứu, học tập nơi di tích, được nghe, nhìn, đọc, hiểu, học và làm theo phương pháp, cách thức giải quyết công việc, sinh hoạt và thái độ ứng xử các mối quan hệ của Hồ Chí Minh, từ đó củng cố, hoàn thiện, phát triển phong cách lãnh đạo của mình.

 Phong cách lãnh đạo của chính trị viên được biểu hiện thông qua cách thức, phương thức giải quyết công việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn của cấp trên và nghị quyết cấp mình, với thái độ hành vi, diễn đạt, cử chỉ, ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ công tác, cuộc sống hằng ngày; nó tạo nên những giá trị, những nét riêng độc đáo, đặc trưng riêng trong đời sống sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác đảng , công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ được giao của chính trị viên.

Phong cách lãnh đạo của chính trị viên chịu tác động của cả chủ quan và khách quan, nhất là tác động của vị trí, vai trò là người chủ trì về chính trị, chức vụ, chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên, điều kiện làm việc, sinh hoạt, sự giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện của tổ chức và trải nghiệm của mỗi chính trị viên cấu thành lên nét phong cách lãnh đạo riêng có của chính trị viên. Theo đó, Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nơi giáo dưỡng nhân cách tốt nhất để chính trị viên hình thành phong cách lãnh đạo của mình.

Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các đơn vị Quân đội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các ban quản lý khu di tích Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động giáo dục truyền thống thiết thực, bổ ích, có giá trị xây dựng niềm tự hào Đảng, Bác, dân tộc và Quân đội, đơn vị sâu sắc, nhất là giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ chính trị viên trong Quân đội. Báo cáo Công tác đảng, công tác chính trị năm 2022 của Tổng cục Chính trị đánh giá, các cấp thường xuyên “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống cho các đối tượng”(2). Tuy nhiên, có tổ chức, lực lượng chưa nhận thức sâu sắc giá trị Di tích Hồ Chí Minh đối với giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ chính trị viên. Nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng chưa có định hướng, trọng tâm, trọng điểm; một số chính trị viênchưa tích cực nghiên cứu, học tậpvận dụng những giá trị của những tư liệu, tài liệu, hình ảnh mang phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh ở các khu di tích vào phát triển phong cách lãnh đạo của mình.

Để phát huy giá trị Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng đối với hoạt động giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua Di tích Hồ Chí Minh.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị, các tổ chức đoàn, hội đồng quân nhân, cán bộ, đảng viên ở mỗi đơn vị phải quan triệt các văn bản của các cấp về giáo dục truyền thống của Quân đội, Nghị quyết 122-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương và Đề án 4144/QĐ-BQP ngày 26/11/2021 của Bộ Quốc phòng “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của Di tích Hồ Chí Minh, những sử liệu, tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý giá về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản ánh phong cách lãnh đạo của Người, từ đó có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc quán triệt, giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền, trong đó có đội ngũ chính trị viên. Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác giáo dục truyền thống ở đơn vị sát đúng, phân công tổ chức, kiểm tra thực hiện nghị quyết chặt chẽ; xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống ở cơ quan, đơn vị cụ thể, thiết thực; chủ động liên hệ với ban quản lý các khu di tích, khu tưởng niệm Chủ tịchHồ Chí Minh, xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động tham quan, học tập cho đơn vị nói chung và chính trị viên nói riêng hoặc tổ chức các hoạt động ở đơn vị với nội dung liên quan đến cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với những kỷ niệm, nhất là những cơ quan, đơn vị được Bác đến thăm và làm việc; đồng thời có trách nhiệm thu thập tư liệu, dữ liệu, hiện vật về Hồ Chí Minh ở đơn vị (nếu có), cung cấp thông tin hoặc trao tặng cho các di tích Hồ Chí Minh cùng phối hợp giáo dục, bồi dưỡng truyền thống không chỉ cho chính trị viên mà còn cho các thế hệ sau. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những nhận thức đơn giản, hành vi lệch lạc của các chủ thể, lực lượng đối với hoạt động giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên ở Di tích Hồ Chí Minh.

Hai là, lựa chọn nội dung phù hợp, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên thông qua Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều nội dung về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Người. Theo đó, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cần xác định nội dung giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên sát vớitư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tập trung vào: giữ vững tính Đảng của chính trị viên, trong mọi hoàn cảnh luôn đặt lợi ích của Đảng, của tập thể lên trên hết, trước hết; phương pháp, cách thức tư duy lãnh đạo sáng tạo, nhạy bén, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, nhiệm vụ được giao; làm việc đúng nguyên tắc, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, có tinh thần nhiệt tình và ý thức trách nhiệm chính trị cao, thực hành dân chủ, có phương pháp vận động thuyết phục, nêu gương, nói đi đôi với làm; thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết mối quan hệ công tác và sinh hoạt… Kiên quyết đấu tranh với biểu hiện phong cách lãnh đạo quân phiệt, độc đoán hoặc “theo đuôi quần chúng”,“nói nhiều làm ít”, “nói một đằng làm một nẻo”, hời hợt, dân chủ hình thức, thiếu thực chất, “bệnh thành tích”, chủ nghĩa cá nhân, thờ ơ, vô cảm đều trái với phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, gây cản trở đến hình thành phong cách lãnh đạo của đội ngũ chính trị viên trong Quân đội.

Để nội dung giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên ở Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là khu quần thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có hiệu quả,cần vận dụng sáng tạo nhiều hình thức, như phối hợp tổ chức tham quan,nghe thuyết minh hướng dẫn; tổ chức nghiên cứu chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt học thuật tại Di tích; dâng hương, mừng công, báo công, viết thu hoạch tham quan theo chủ đề xác định, phối hợp với Ban quản lý di tích tổ chức triển lãm nhỏ lưu động, đọc sách báo, xem phim tư liệu ở đơn vị về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh,... để mỗi chính trị viên gương mẫu tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.

Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng đối với giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhkhông chỉ bó gọn trong không gian, thời gian hẹp với chủ thể nhất định, mà thông qua việc tổ chức các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở mỗi đơn vị Quân đội cho mọi đối tượng tham quan di tích, trao đổi, học tập, tọa đàm, hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tổ chức, lực lượng sẽ học tập và có hiểu biết nhất định về phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, là cơ sở để liên hệ vào thực tiễn hoạt động của chính trị viên ở đơn vị. Theo đó,cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở đơn vị phải tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy thế mạnh của từng tổ chức, lực lượng trong và ngoài đơn vị trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà truyền đạt phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh hoặc góp ý kiến về phong cách lãnh đạo của chính trị viên, nhất là những hạn chế về phong cách lãnh đạo của chính trị viên. Đồng thời, mỗi chính trị viên cần lắng nghe, tiếp thugóp ý kiến của các tổ chức, lực lượng, như: tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân trong đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị bạn, các tổ chức, lực lượng ở khu di tích, khu tưởng niệm Chủ tịchHồ Chí Minh về thái độ, cách ứng xử trong các mối quan hệ công tác, cách làm việc, sinh hoạtđể điều chỉnh hành vi, thực hành phong cách lãnh đạo của bản thân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với tự giáo dục, bồi dưỡng phong cách lãnh đạo.

Đây là nhu cầu “tự thân” vận động phát triển của mỗi chính trị viên, đòi hỏi từng chính trị viên phải có khát vọngvươn lên hoàn thiện phong cách lãnh đạo của chính mình. Theo đó, thông qua hoạt động tại Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh được tham gia, chính trị viên phải tích cực tự nghiên cứu, sưu tầm, quan sát, theo dõi, nghi chép cẩn thận, đúc rút cho bản thân những yếu tố phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh mình đang học, làm theo hoặc đang “bị hổng”, hoặc rèn luyện nhưng chưa đạt đến hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó,chính trị viênphải tự tìm tòi, học hỏi ở Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mạng internet, các trang mạng của bảo tàng để tìm đọc sách, bài viết về Hồ Chí Minh, tham gia các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị như: hội thảo, triển lãm, thi tìm hiểu, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tham gia cuộc vận động, phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở cơ quan, đơn vị. Muốn vậy, mỗi chính trị viên cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự nghiên cứu, rèn luyện theophong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh trong sinh hoạt, công tác, ứng xử trong các mối quan hệ công tác, kiên quyết khắc phục những hạn chế “khó sửa” của bản thân, hoàn thiện phong cách lãnh đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đẩy lùi biểu hiện tư tưởng “cầu an” dừng lại hoặc “thoái bộ” nhụt chí./.

Chú thích:

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 657.

(2) Tổng cục Chính trị, Báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, số 2276/BC-CT ngày 27/12/2022.

Đại tá, TS Đoàn Khắc Mạnh

Phó Chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT

Trường Sĩ quan Chính trị

Bài viết khác: