BBT: Ban biên tập Bản quyền thuộc về: Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp trân trọng đăng tải bài tham luận “Phát huy giá trị di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về biển, đảo và giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị của Bộ đội Hải quân hiện nay” của Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam".
Bác Hồ thăm đảo Cô Tô, ngày 9-5-1961_Ảnh: Tư liệu.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biển, đảo và dành nhiều tình cảm cho quân dân các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Sự quan tâm và tình cảm được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn khi Người đến thăm các địa phương và các đơn vị Bộ đội Hải quân. Mặc dù Bác đã đi xa, nhưng những lời chỉ dạy vẫn còn sống mãi với thời gian, là nguồn động lực to lớn, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước; thực hiện mục tiêu tiến ra biển, làm chủ biển và làm giàu từ biển như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định.
Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về biển, đảo và phát huy giá trị các di huấn này vào giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị của Bộ đội Hải quân hiện nay được thể hiện trên một số nội dung cơ bản:
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1910, khi còn là thầy giáo dạy học ở Trường Dục Thanh, cùng với việc phổ biến những bài ca yêu nước, tranh thủ những giờ ngoại khóa, Người thường đưa học sinh của mình đi thăm phong cảnh của vùng quê Phan Thiết, đặc biệt là bãi biển Thương Chánh với một gợi cảm sâu xa: Biển của ta giàu đẹp, nhưng tại sao người dân Việt Nam vẫn mãi chịu cảnh lầm than, cơ cực. Khi được đọc, được nghe những từ "Tự do, bình đẳng, bác ái”, người thanh niên trẻNguyễn Tất Thành nung nấu quyết tâm ra nước ngoài, để xem ở đó có những gì ẩn chứa đằng sau những lời hoa mỹ ấy. Nhưng ra đi bằng cách nào, bằng con đường nào? Người đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định ra nước ngoài bằng đường biển trên một chiếc tàu buôn của Pháp với hai bàn tay trắng. Quyết định ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc bằng con đường biển là quyết định đúng đắn. Bởi Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ đây là con đường nhanh nhất để có thể đưa Người đến với các nền văn minh thế giới.
Nhờ việc “làm công” trên những con tàu buôn nước ngoài, Người đã đi năm châu, bốn biển để tiếp thu các nền văn minh thế giới mỗi khi tàu cập bến và đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Đến mỗi quốc gia, Người đều cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của biển rất khác nhau, nhưng lúc nào người cũng tự hào về biển Việt Nam - một phần lãnh thổ thiêng liêng - Tổ quốc thân yêu của mình.
Nhận thức rõ biển, đảo là một bộ phận không thể tách rời, có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Người luôn có tầm nhìn và tư duy chiến lược về khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ngày 18/10/1946, sau chuyến thăm Cộng hòa Pháp trở về trên chiếc tàu Đuymông Đuyvie tại Vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Hồ Chí Minh đã hội kiến với Cao ủy Pháp Dargenlie. Khi Dargenlie nói “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ”, Hồ Chí Minh đã đáp lại “Phải, tôi là thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”(1). Với tài ứng phó dí dỏm, thông minh, Người đã khẳng định chủ quyền dân tộc nói chung và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói riêng.
Ngày 10/4/1956, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Bác nói “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian nó sẽ vào chỗ nào trước. Nó vào ở cửa trước. Vì vậy, ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển. Vì bọn địch thường thả bọn mật thám, gián điệp vào tìm chỗ ẩn nấp ở miền biển. Nếu nó lọt vào, thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên, một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”(2).
Khi nói chuyện với bà con ngư dân làng cá Cát Bà (Thành phố Hải Phòng) - ngày 31/3/1959, Người khẳng định “Biển bạc của ta do dân ta làm chủ... cán bộ phải lo cho đời sống của nhân dân”. Theo Người “làm chủ” là bảo vệ và khai thác các nguồn lợi từ biển, làm chủ tiềm năng của biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và nâng cao đời sống cho nhân dân. Quan tâm đến biển, đảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đến thăm nhân dân các địa phương như: Đồ Sơn (TP Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người cũng đã dành thời gian đến thăm nhân dân trên các đảo như: Tuần Châu, Hòn Rồng, Cô Tô, Cồn Cỏ, Vạn Hoa, Bạch Long Vỹ... Hình ảnh cùng kéo lưới với bà con vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) như một ngư dân thực thụ làm chúng ta vô cùng xúc động về tình cảm của Bác đối với biển, đảo của Tổ quốc.
Hai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm gian khổ, nhìn thấy địa thế quan trọng của sông biển, cùng với chỉ đạo thành lập "Cơ quan Hải quân" trong Quân đội quốc gia Việt Nam, Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng các lực lượng tác chiến, tiến công địch trên chiến trường sông biển từ Hòn Gai, Hải Phòng đến Hà Tiên. Tiêu biểu là đại đội Ký Con ở vùng biển Đông Bắc, tổ chức thủy quân miền Nam Trung Bộ. Năm 1946, cùng với các đoàn quân Nam tiến, Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho một bộ phận cán bộ miền Nam chở vũ khí vào Bến Tre bằng thuyền gỗ. Chuyến đi đó thành công, là cơ sở quan trọng để thành lập các đội thuyền, mở các tuyến vận tải đường biển chi viện cho các chiến trường.
Với tư tưởng xây dựng Quân đội phải có đầy đủ các quân, binh chủng, nên ngay sau khi miền Bắc được hòa bình (1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng chuyên trách để bảo vệ vùng biển mới giải phóng từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17. Đó cũng là cơ sở cho việc ra đời Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam sau này.
Trong giai đoạn đầu khi Hải quân nhân dân Việt Nam mới ra đời (1955-1964), mặc dù bận nhiều công việc, Bác vẫn dành thời gian 3 lần đến thăm, động viên và giao nhiệm vụ; nhằm xây dựng và phát triển lực lượng Hải quân nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bác luôn nhắc nhở, Hải quân là lực lượng non trẻ, mới thành lập, lại đảm nhiệm trọng trách nặng nề, vì vậy, phải tích cực tiếp thu, học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, đồng thời kế thừa và vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng như truyền thống đánh giặc của cha ông ta, phải thể hiện tính đặc thù của Hải quân nhân dân Việt Nam cả về biên chế tổ chức, trang bị phương tiện cũng như cách đánh, nhất là bản lĩnh của bộ đội.
Ngày 30/3/1959, lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Bộ đội Hải quân, khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ của Trường Huấn luyện Hải quân và Xưởng X46, Bác căn dặn “Phải coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ huy, phục vụ tốt, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của đơn vị; giáo viên, học viên của trường thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng trong tiếp thu kỹ thuật tàu thuyền... Dù ở nhiệm vụ nào cũng phải thường xuyên rèn luyện toàn diện, phấn đấu không ngừng để bản thân tiến bộ và xây dựng Hải quân mau chóng trưởng thành”(3). Cũng lần ấy, Bác đã gợi ý thay đổi cách gọi của một số ngành, vị trí trên tàu rất Việt Nam. (Ví dụ như: “Buồng hàng hải” thành “Buồng lái”; “Buồng thủy vũ”- tức nơi để vũ khí dưới nước thành “buồng vũ khí dưới nước”..).Bác đã ân cần nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Tàu 524 thuộc Đại đội 3,Trường Huấn luyện Hải quân về cách xếp, cuộn dây trên tàu, cách đo sâu bằng dây dọi, cách chống, chèo xuồng và động tác lái tàu khi rời bến, cập bến ... Đồng thời, Bác căn dặn:“Phải coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ huy, phục vụ tốt, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của đơn vị; giáo viên, học viên của trường thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng trong tiếp thu kỹ thuật tàu thuyền... Dù ở nhiệm vụ nào cũng phải thường xuyên rèn luyện toàn diện, phấn đấu không ngừng để bản thân tiến bộ và xây dựng hải quân mau chóng trưởng thành”(4).
Trong lần về thăm thứ hai - ngày 15/3/1961, khi vào thăm hang Đầu Gỗ - một “công binh xưởng” xưa kia quân của Trần Hưng Đạo làm cọc cắm trên sông Bạch Đằng diệt giặc Nguyên - Mông, Bác căn dặn “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”(5). Câu nói của Bác là sự khái quát rất ngắn gọn và dễ hiểu về lịch sử truyền thống, khái niệm mới về Tổ quốc, cũng như về tiềm năng của biển nước ta và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc khai thác, quản lý, bảo vệ biển. Khi đất nước đang chìm trong đêm dài nô lệ, chúng ta dựa vào địa hình hiểm trở của núi sông, dựa vào đêm để đánh giặc. Khi dân tộc được giải phóng, Tổ quốc theo Người còn là vùng biển rộng lớn với nhiều tiềm năng cần được khai thác, bảo vệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới.
Trong điều kiện miền Bắc còn nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng Hải quân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và tiềm lực của Việt Nam; với điều kiện môi trường, chiến trường sông biển Việt Nam. Người nói: “Hải quân Việt Nam phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên. Các chú phải nhớ xây dựng Hải quân của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, chứ không phải Hải quân của thế giới...”(6).
Khi các lực lượng của Quân chủng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong trận đánh đuổi tàu khu trục Ma Đốc, bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên, lập nên chiến thắng trận đầu ngày 02 và ngày 05/8/1964. Tiếp sau đó là những chiến công trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ bằng không quân và hải quân, Bác đã gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng: “Hải quân đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”(7). Đó là lời khen ngợi, động viên kịp thời, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục nêu cao ý chí quyết tâm dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng Mỹ.
Trong chặng đường hình thành và phát triển của con đường biển huyền thoại - Đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam luôn có sự dõi theo, chỉ đạo, sát sao của Bác. Từ việc xây dựng lực lượng, xác định tuyến đi, phương thức vận chuyển sao cho có hiệu quả. Khi những chuyến hàng đầu tiên được khai thông, những tấn vũ khí được chuyển đến lực lượng vũ trang Cà Mau, Bến Tre, Người rất hài lòng, đồng thời nhắc nhở động viên cán bộ, chiến sĩ:“Hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào Miền Nam giết giặc”(8). Thực hiện lời dạy của Bác, trong 14 năm (1961-1975), cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã vượt qua hàng chục cơn bão lớn, hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, nghiên cứu áp dụng nhiều phương thức độc đáo, vận chuyển hàng trăm ngàn tấn vũ khí, hàng hóa cho chiến trường miền Nam - ở những nơi mà con đường trên dãy Trường Sơn chưa vươn tới, góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa miền Bắc xã hội chủ nghĩa với cách mạng thế giới, giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, đế quốc Mỹ đã dùng thủ đoạn nham hiểm bao vây, phong tỏa sông, biển miền Bắc. Thực hiện quyết tâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi hiểm nguy, đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, nghiên cứu sáng chế ra nhiều phương tiện, khí tài và tổ chức rà phá hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường của đế quốc Mỹ, nhanh chóng khai thông cửa sông, cửa biển, luồng lạch, bảo đảm giao thông thông suốt, bảo đảm sự chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam. Theo dõi hoạt động rà phá của Hải quân và khi biết được chúng ta đã tháo gỡ được quả thủy lôi đầu tiên tại Cửa Hội, Người vừa động viên, vừa nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Hải quân phải thật sự khôn khéo, tránh mọi sự tổn thất hi sinh.
Thấm nhuần những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hải quân nhân dân Việt Nam đã kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ông, tìm cách đánh phù hợp với trang bị, vũ khí, phương tiện và con người Việt Nam. Với việc thành lập lực lượng đặc công nước, trong 7 năm liên tục chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt - Đông Hà (1966 - 1973), đặc công Hải quân đã tổ chức đánh trên 300 trận, đánh chìm 339 tàu thuyền của Mỹ - Ngụy, phá hủy hàng ngàn tấn phương tiện chiến tranh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phối hợp hoạt động, chiến đấu trên hướng biển, giải phóng các hải cảng, các đảo. Đặc biệt, đã kịp thời phối hợp với một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay đã phát triển thành Quân chủng có 5 thành phần lực lượng cơ bản (Tàu ngầm; Tàu mặt nước; Tên lửa - Pháo bờ biển; Không quân Hải quân; Đặc công Hải quân và Hải quân đánh bộ) và một số lực lượng khác. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang "Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng".Thành quả của 68 năm qua được bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Ba là, thấm nhuần, vận dụng những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị của Bộ đội Hải quân hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, khó đoán định; khu vực Biển Đông đang tiềm ẩn những nhân tố khó lường; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo có sự phát triển, yêu cầu rất cao; cán bộ, chiến sĩ Hải quân phải hoạt động dài ngày trên các vùng biển, đảo; môi trường khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên phải đối mặt với các tình huống phức tạp, liên quan đến an toàn tính mạng, hi sinh, gian khổ. Do vậy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng luôn xác định việc vận dụng những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ có ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây chính là cơ sở để xây dựng Quân chủng vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Thực tiễn, những năm qua cho thấy, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Hải quân, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo, nhà giàn, tàu trực luôn tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt, Bộ đội Hải quân luôn nêu cao ý chí chiến đấu, bản lĩnh chính trị kiên cường, quyết tâm, vượt qua thử thách, hi sinh thầm lặng, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao cho. Phẩm chất đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Hải quân anh hùng và đang được phát huy trong điều kiện mới của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ Hải quân luôn quán triệt và thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng; nắm vững phương châm, đối sách xử lý các tình huống; luôn nắm chắc tình hình nhiệm vụ, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấuhi sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân chủng Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã triển khai quyết liệt, toàn diện đồng bộ các giải pháp; tập trung vào 3 yếu tố “con người - tổ chức biên chế - vũ khí, trang bị”. Trong đó, xác định lấy yếu tố con người là trung tâm, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Quân chủng. Trong xây dựng con người, chú trọng xây dựng toàn diện về mọi mặt, nhưng tập trung trước hết là xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Vận dụng di huấn của Bác, để nâng cao bản lĩnh chính trị của bộ đội, Quân chủng đã tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng. Trong đó chú trọng giáo dục cho bộ đội thấy rõ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; trách nhiệm bảo vệ là của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó Bộ đội Hải quân giữ vai trò nòng cốt. Đồng thời, thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho bộ đội về quan điểm nhất quán của Đảng ta trong giải quyết các vấn đề phức tạp, những bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết đấu tranh với các hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra xung đột, do vậy, các đơn vị trong Quân chủng thường xuyên giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức cho bộ đội về nhiệm vụ của Quân đội, Quân chủng và đơn vị; nắm chắc tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông; đối tác, đối tượng; âm mưu, thủ đoạn hoạt động, những động thái mới của nước ngoài, nhất là trên các vùng biển trọng điểm. Từ đó xây dựng cho bộ đội có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnhQuân chủngluôn chú trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị cho bộ đội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân và đơn vị. Cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, Quân chủng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua Quyết thắng, cuộc vận động các cấp, các ngành, tạo môi trường thuận lợi để rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm của bộ đội.
Đặc biệt, trong điều kiện thời bình, Bộ đội Hải quân còn tích cực rèn luyện bản lĩnh chính trị thông qua thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; cấp cứu, điều trị ngư dân trên các vùng biển xa, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển. Đến nay, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã phối hợp với các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố ven biển triển khai thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” và hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Là thành phần quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng, Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, Bộ đội Hải quân rất vinh dự tự hào, xong cũng nhận thấy rõ trọng trách của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là phương hướng, mục tiêu để Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủngxác định các chủ trương, giải pháp lãnh đạo nâng cao bản lĩnh chính trị của bộ đội, xây dựng Quân chủng thực sự vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.
Chú thích:
(1) Lê Hương, “Tôi là thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”, Báo Hải quânViệt Nam, ngày 6/5/2020.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 13, Sđd, tr. 374.
(3) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2015), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr.52,53.
(4) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2015),Sđd, tr.52,53.
(5) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2015), Sđd, tr.67.
(6) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2015), Sđd, tr.67.
(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, Sđd, tr.97.
(8) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2015), Sđd, tr.91
Trung tướng Nguyễn Văn Bổng